Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Danh mục các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam (QCVN) - ST

Danh mục các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam (QCVN)


  1. Số liệu tổng hợp: Tổng số QCVN đã ban hành (tính đến hết 04/02/2016): 585 QCVN.
 
·  Bộ Công Thương: 38
·  Bộ GTVT: 79
·  Bộ KHCN: 10
·  Bộ LĐ-TB và XH: 23
·  Bộ NN-PTNT: 167
·  Bộ TC: 16
·  Bộ TN-MT: 70
·  Bộ TTTT: 107
·  Bộ XD: 14
·   Bộ YT: 57
·   Bộ CA: 3
·   Bộ QP: 1

  1. Danh mục QCVN đã ban hành:

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

TRÌNH TỰ TỔ CHỨC ĐẤU THẦU XÂY LẮP

Ø  Điều kiện thực hiện đấu thầu
Điều kiện mời thầu
Để cuộc đấu thầu đạt kết quả tốt, bên mời thầu cần chuẩn bị đủ các hồ sơ sau :
+ Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy uỷ quyền cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền (Trường hợp cần đấu thầu tuyển chọn tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi phải có văn bản chấp thuận của "Người có thẩm quyền quyết định đầu tư "
+ Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt
+ Hồ sơ mời thầu (Trường hợp sơ tuyển phải có hồ sơ sơ tuyển )
Điều kiện dự thầu
Để được tham gia dự thầu, nhà thầu cần có những điều kiện sau:
+ Có giấy đăng ký kinh doanh.
+ Có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
+Chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu, dù là đơn phương hay liên doanh dự thầu. Trường hợp Tổng công ty đứng tên dự thầu thì các đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc không được phép tham dự với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu dưới hình thức là nhà thầu chính (liên danh hoặc đơn phương)
Bên mời thầu không được tham gia với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình tổ chức.
Điều kiện đấu thầu quốc tế và ưu đãi nhà thầu

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Đừng bán rẻ tuổi trẻ – cái tuổi quý giá nhất đời người

“Hỡi thanh niên, hãy bán cho tôi một năm tuổi trẻ, tôi sẽ trả cho bạn một tỉ đô xanh” – Cố Tổng thống Singapore Lý Quang Diệu từng phát biểu về giá trị của tuổi trẻ.
Là một người có công lớn đưa Singapore trở thành một con rồng kinh tế của Châu Á như hiện nay, trải qua tuổi thơ cơ cực từ thời Singapore chỉ là một hòn đảo bé nhỏ, hoang tàn dưới thời thuộc địa Anh tới thời bình, ông Lý Quang Diệu hiểu rõ hơn ai hết quãng thời gian tuổi trẻ quý báu như thế nào.
Để phát triển giàu mạnh như bây giờ, dưới thời Lý Quang Diệu tới nay, chính phủ Singapore được xây dựng từ ba nguyên tắc cơ bản: Trọng dụng nhân tài, Thực dụng và Trung thực. Không bàn đến câu chuyện thành công của bậc vĩ nhân này và đảo quốc giàu có Singapore, nhưng bài học từ cơ chế này rất đáng để áp dụng cho mô hình quản trị và phát triển ở Việt Nam.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

3S CHO MỘT BUỔI THUYẾT TRÌNH ẤN TƯỢNG.

Steve Jobs được xem là “phù thủy công nghệ”. Ông thành công nhờ cách kể chuyện sáng tạo và thú vị, tạo cảm hứng cho người nghe với từng con số, từ ngữ hay hình ảnh minh họa. Kỹ năng thuyết trình hoàn toàn có thể luyện tập. Nếu bạn nghiêm túc tuân theo nguyên tắc 3S dưới đây, bạn sẽ nằm trong nhóm 1% những người thuyết trình hiệu quả như Steve Jobs.
1. Story – Một câu chuyện thuyết phục
Bộ não của chúng ta có khuynh hướng ghi nhớ những câu chuyện có kịch tính, cao trào tốt hơn là những lời nói suông. Chính vì vậy, hãy xây dựng kịch bản cho bài thuyết trình của bạn như một câu chuyện, có mục tiêu, có cao trào, có đấu tranh và có kết quả.
Đầu tiên, câu chuyện bắt đầu bằng một tựa đề (headline). Tựa đề của bài diễn thuyết của bạn nên ngắn gọn, dễ nhớ và chuyển tải ý chính của cả câu chuyện. Steve luôn định vị những sản phẩm của ông với một câu vừa vặn với một post của Twitter (140 ký tự), ví dụ, với MacBook Air, ông định vị nó là “The World’s Thinnest Notebook.” – notebook mỏng nhất thế giới. Và đây cũng là tựa đề cho bài thuyết trình giới thiệu MacBook Air của ông. Ngắn, đơn giản và ấn tượng!
Khi lên ý tưởng cho bài thuyết trình, bạn nên tập trung vào tối đa ba điểm chính. Những thông điệp này cần được sắp xếp theo trình tự logic và rõ ràng. Ngoài ra, trước khi trình bày, bạn nên cho người nghe biết mục tiêu của bài thuyết trình. Ví dụ: “Để giúp bạn hoàn thiện kỹ năng thuyết trình, hôm nay tôi sẽ giới thiệu 3 yếu tố làm nên một bài thuyết trình hiệu quả.” Như vậy, bạn sẽ giúp người nghe hình dung câu chuyện dễ dàng hơn. Với mỗi ý chính, bạn nên có ví dụ cụ thể để minh họa để câu chuyện của bạn sinh động hơn; và chắc chắn người nghe sẽ nhớ lâu hơn. Kết thúc câu chuyện, bạn nên tóm tắt lại và nhắc lại mục tiêu đối với người nghe.
2. Slides – Những slide đơn giản
Chúng ta có khuynh hướng để càng nhiều chữ lên slide càng tốt. Tuy nhiên, bộ não chúng ta thường chỉ làm tốt được một việc trong một thời điểm; chẳng hạn, một người khó có thể vừa nghe vừa đọc cùng một lúc. Chính vì vậy, nếu bạn muốn người khác nghe mình, đừng bắt họ đọc chữ trên slide.
Khi Steve Jobs thuyết trình, những gì người ta thấy là một màn hình rộng, với hình ảnh nổi bật, một con số hoặc một biểu đồ đơn giản. Hãy nhớ, “một bức ảnh hơn ngàn lời nói”, hãy tận dụng sức mạnh của hình ảnh thay cho ngôn từ. Nhưng bạn nhớ dùng hình ảnh chất lượng cao.
Theo “Presentation Zen” – một cuốn sách thú vị về nghệ thuật thuyết trình, bạn không nên sử dụng hình vẽ clipart cũng như những mẫu PowerPoint có sẵn vì khán giả của bạn đã chán ngấy những hình ảnh cũng như họa tiết thịnh hành từ những năm 1990. Khi cần thiết, bạn nên xen kẽ hình ảnh và âm nhạc hay những đoạn phim ngắn để làm cho câu chuyện của bạn trở nên sinh động hơn. Số lượng slides phụ thuộc vào độ dài của “câu chuyện”, nhưng mỗi ý chính chỉ nên sử dụng một slide. Nếu phần nào có nhiều dữ liệu cần trình bày, bạn có thể chia thành 2-3 slides.
Và tập trung cho chữ S thứ 3 – speaker.
3. Speaker – Người thuyết trình thu hút
Là trung tâm của buổi thuyết trình, bạn phải chuẩn bị thật kỹ. Đầu tiên là trang phục. Trang phục phải phù hợp với đối tượng khán giả, với chủ đề và không gian thuyết trình (năng động, trẻ trung hay chuyên nghiệp, trang trọng).
Trong khi thuyết trình, bạn cần phải để ý đến ngôn ngữ hình thể phù hợp.
– Tránh xa bục phát biểu. Bạn nghĩ gì khi thấy diễn giả dính chặt vào bục phát biểu và gần như đọc lại toàn bộ chữ hiện lên trên slide? Giờ thì bạn đã biết lý do.
– Nhìn khán giả, nhưng đừng “thiếu công bằng” khi chỉ nhìn chằm chằm vào một người nào đó.
– Phong thái tự tin, không bỏ tay vào túi quần hay vòng trước ngực hay mân mê đồ vật nào đó như bút, giấy hay tà áo. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh.
Nói rõ, chậm với âm lượng vừa đủ và dừng khoảng 3 giây khi bạn chuyển ý. Khi nói chậm và rõ, bạn sẽ lựa chọn từ ngữ cẩn thận hơn, và nhờ vậy, bạn sẽ tự tin hơn. Khi ngừng đúng chỗ, bạn sẽ thu hút sự chú ý của người nghe.
Và, “gia vị” cuối cùng cho bài thuyết trình của bạn là “năng lượng, sự nhiệt huyết và hứng khởi” vì thuyết trình chính là một show diễn. Chính vì vậy, cho dù slides của bạn bắt mắt bao nhiêu, ý tưởng của bạn hay như thế nào và bạn sáng sân khấu đến nhường nào; thiếu nhiệt huyết, bạn chẳng thể nào thu hút sự chú ý và tập trung của khán giả cho đến phút cuối.
Steve Jobs biết cách biến những buổi thuyết trình của ông thành những show diễn thật sự – nghệ thuật thuyết trình. Trong buổi giới thiệu iPad đầu tiên vào tháng 1/2010, ông đã khơi gợi sự tò mò của khán giả bằng cách đưa ra một câu hỏi “Chúng ta đã có điện thoại, chúng ta đã có máy tính xách tay, vậy sản phẩm nào sẽ lấp khoảng trống giữa hai thiết bị này? Sản phẩm nào mà chúng ta có thể lướt web, check email, xem hình ảnh, nghe nhạc, chơi game và đọc sách điện tử?” Liệu đó có phải là Netbook không? Không, vấn đề là vì Netbook không tốt hơn bất cứ sản phẩm nào. Nó chậm, chất lượng hình ảnh thấp và sử dụng phần mềm của PC. Nó không tốt hơn, nó chỉ rẻ hơn. Chúng tôi không nghĩ đó là loại thiết bị thứ ba. Và chúng tôi đã tạo ra sản phẩm đó. Và hôm nay tôi muốn giới thiệu với các bạn, ngay bây giờ, chúng tôi gọi đó là iPad.” Những tràng vỗ tay, những tiếng cười sảng khoái của khán giả đã chứng minh show diễn của Steve Jobs thật sự đem lại cho họ nhiều hứng thú, một cảm xúc mạnh mẽ và ấn tượng khó quên.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

KỸ NĂNG CỦA THẰNG XÂY DỰNG

1. Phải biết đọc bản vẽ, lập dự toán, lập hồ sơ thầu:
Cái này thì giống như làm bác sĩ phải biết dùng tai nghe, làm nông dân phải biết dùng cày cuốc vậy. Chưa vững những cái này thì đừng nói đến chuyện “ hành nghề” làm gì. Mà những cái này, nhà trường chẳng dạy nhiều, nên phải tìm hiểu thêm bên ngoài nhiều vào. Cái này thực là yêu cầu sống còn đối với người làm nghề xây dựng. Tôi đã từng gặp những bạn sinh viên có bảng điểm khá đẹp, nhưng loay hoay mãi với bộ hồ sơ thầu, không biết làm thế nào cho phải. Những tình huống như vậy, thật ko biết nên cười hay nên khóc nữa.
2. Phải biết kỹ năng tin học cơ bản: sử dụng tốt các phần mềm, xử lý tốt các sự cố thường găp của máy tính, sử dụng tốt tin học văn phòng. Sẽ có đôi lúc, bạn chẳng ở công ty mà nhờ bộ phận văn phòng hay bộ phận IT giúp đỡ. Nhất là những bạn thường xuyên đi công trình thì việc kiêm nhiệm đa năng như vậy càng nhiều, càng phải rành rẽ.
3. Phải biết tập trung cao độ trong công việc:
Tôi thường đòi hỏi ở nhân viên tốc độ. Và không bao giờ chấp nhận kiểu làm việc cưỡi ngựa xem hoa. Có thể với tốc độ đó, anh sẽ có sai sót. Không sao, sai sẽ sửa. Nhưng không ai sửa nổi thái độ làm việc nửa vời, vừa làm vừa chơi được. Và tôi nghĩ ông sếp nào cũng vậy thôi, thích nhân viên làm 2 tiếng chơi 2 tiếng hơn là vừa làm vừa chơi trong 4 tiếng. Bạn cứ luyện sự tập trung và tốc độ đi, điều này sẽ giúp cho bạn rất nhiều.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Từ vựng chuyên ngành Cấp Thoát nước

Từ vựng chuyên ngành Cấp Thoát nước
adjusting valve : van điều chỉnh
air-operated valve : van khí nén
alarm valve : van báo động
amplifying valve : đèn khuếch đại
angle valve : van góc
automatic valve : van tự động
back valve : van ngược
balanced valve : van cân bằng
balanced needle valve : van kim cân bằng
ball valve : van hình cầu, van kiểu phao
ball and lever valve : van hình cầu – đòn bẩy
bleeder valve : van xả
borehold : bãi giếng (gồm nhiều giếng nước )
bottom discharge valve : van xả ở đáy
brake valve : van hãm
bucket valve : van pit tông
butterfly valve : van b­ớm; van tiết lưu
by-pass valve : van nhánhcharging valve : van nạp liệu

Từ vựng chuyên ngành Cấp Thoát nước

Từ vựng chuyên ngành Cấp Thoát nước
adjusting valve : van điều chỉnh
air-operated valve : van khí nén
alarm valve : van báo động
amplifying valve : đèn khuếch đại
angle valve : van góc
automatic valve : van tự động
back valve : van ngược
balanced valve : van cân bằng
balanced needle valve : van kim cân bằng
ball valve : van hình cầu, van kiểu phao
ball and lever valve : van hình cầu – đòn bẩy
bleeder valve : van xả
borehold : bãi giếng (gồm nhiều giếng nước )
bottom discharge valve : van xả ở đáy
brake valve : van hãm
bucket valve : van pit tông
butterfly valve : van b­ớm; van tiết lưu
by-pass valve : van nhánhcharging valve : van nạp liệu

check valve : van cản; van đóng; van kiểm tra
clack valve : van bản lề
clapper valve : van bản lề
collector well : Giếng thu nước (cho nước ngầm)
compensation valve : van cân bằng, van bù
compression valve : van nén
conical valve : van côn, van hình nón
control valve : van điều chỉnh; van kiểm tra;
cup valve : van hình chén
cut-off valve : van ngắt, van chặn

delivery valve : van tăng áp; van cung cấp;
diaphragm valve : van màng chắn
direct valve : van trực tiếp
discharge valve : van xả, van tháo
disk valve : van đĩa
distribution valve : van phân phối
double-beat valve : van khóa kép, van hai đế
draining valve : van thoát n­ớc, van xả
drilling valve : van khoan
distribution pipeline : tuyến ống phân phối (tuyến ống cấp II)
drinking water supply : Cấp nước sinh hoạt

ejection valve : van phun
electro-hydraulic control valve : van điều chỉnh điện thủy lực
elevated reservoir : Đài chứa nước
emergency closing valve : van khóa bảo hiểm
emptying valve : van tháo, van xả
exhaust valve : van tháo, van xả
expansion valve : van giãn nở

feed valve : van nạp, van cung cấp
feed-regulating valve : van điều chỉnh cung cấp
filter : bể lọc
flap valve : van bản lề
float valve : van phao
flooding valve : van tràn
free discharge valve : van tháo tự do, van cửa cống
fuel valve : van nhiên liệu

gas valve : van ga, van khí đốt
gate valve : van cổng
gauge valve : van thử n­ước
globe valve : van hình cầu
governor valve : van tiết lưu, van điều chỉnh

hand operated valve : van tay
hinged valve : van bản lề
hydraulic valve : van thủy lực


injection valve : van phun
inlet valve : van nạp
intake valve : van nạp
interconnecting valve : van liên hợp
inverted valve : van ngược
ground reservoir : Bể chứa xây kiểu ngầm
ground water : nước ngầm
ground water stream : dòng nước ngầm

leaf valve : van lá, van cánh; van bản lề
levelling valve : van chỉnh mức
lift valve : van nâng

main valve : van chính
multiple valve : van nhiều nhánh
mushroom valve : van đĩaneedle valve : van kim
nozzle control valve : van điều khiển vòi phun

operating valve : van phân phối
orifice valve : van tiết lưu;
oulet valve : van xả, van thoát
overflow valve : van tràn
overpressure valve : van quá áp

paddle valve : van bản lề
penstock valve : van ống thủy lực
pilot valve : van điều khiển; đèn kiểm tra
pintle valve : van kim
pipe valve : van ống dẫn
piston valve : van pít tông
plate valve : van tấm
plug valve : van bít
pressure operated valve : van áp lực
pressure relief valve : van chiết áp


rapid filter : bể lọc nhanh
raw water : Nước thô
raw water pipeline : tuyến ống dẫn nước thô
raw water pumping station : Trạm bơm nước thô, trạm bơm cấp I
reservoir : Bể chứa nước sạch
rebound valve : van ngược
reducing valve : van giảm áp
reflux valve : van ngược
regulating valve : van tiết lưu, van điều chỉnh
release valve : van xả
relief valve : van giảm áp, van xả
return valve : van hồi lưu, van dẫn về
reverse-acting valve : van tác động ngược
reversing valve : van đảo, van thuận nghịch
revolving valve : van xoay

safety valve : van an toàn, van bảo hiểm
screw valve : van xoắn ốc
selector valve : đèn chọn lọc
sedimentation tank : Bể lắng
self-acting valve : van lưu động
self-closing valve : van tự khóa, van tự đóng
servo-motor valve : van trợ động
shut-off valve : van ngắt
slide valve : van trượt
spring valve : van lò xo
springless valve : van không lò xo
starting valve : van khởi động
steam valve : van hơi
stop valve : van đóng, van khóa
straight-way valve : van thông
suction valve : van hút
suction pipe : ống hút nước
surface water : nước mặt
supply valve : van cung cấp, van nạp

thermostatic control valve : van điều ổn nhiệt
three-way valve : van ba nhánh
throttle valve : van tiết lưu
through-way valve : van thông
transfer valve : van thông; van thoát
transforming valve : van giảm áp, van điều áp
transmission pipeline : tuyến ống truyền tải ( tuyến ống cấp I)
treated water : Nước đã qua xử lý, nước sạch
treated water pumping station : Trạm bơm nước sạch, trạm bơm cấp II
triple valve : van ba nhánh
tube valve : van ống
tube needle valve : van kim
turning valve : van quay
two-way valve : van hai nhánh

water-cooled valve : van làm nguội bằng n­ước
water-escape valve : van thoát nước; van bảo hiểm
auxiliaty tank : bình phụ; thùng phụ
catch tank : bình xả
charging tank : bình nạp
clarifying tank : bể lắng, bể thanh lọc
collecting tank : bình góp, bình thu
compartmented tank : bình chứa nhiều ngăn, thùng nhiều ngăn
depositing tank : bể lắng bùn
destritus tank : bể tự hoại
digestion tank : bể tự hoại
dip tank : bể nhúng (để xử lý)
dosing tank : thùng định lượng

elevated tank : tháp nước, đài nước
emergency tank : bình dự trữ; bể dự trữ cấp cứu
exhaust tank : thùng xả, thùng thải; ống xả
expansion tank : bình giảm áp; thùng giảm áp
feed tank : thùng tiếp liệu; bình tiếp liệu


float tank : bình có phao, thùng có phao
flowing water tank : bể nước chảy
gage tank : thùng đong
gathering tank : bình góp, bể góp
gauging tank : bình đong, thùng đong
head tank : két nước có áp
holding tank : thùng chứa, thùng gom
measuring tank : thùng đong
overhead storage water tank : tháp nước có áp
pump : Máy bơm
pump strainer : Rọ lọc ở đầu ống hút của bơm để ngăn rác
pumping station : trạm bơm
precipitation tank : bể lắng; thùng lắng
priming tank : thùng mồi nước, két mồi nước
regulating tank : bình cấp liệu; thùng cấp liệu
rejection tank : buồng thải
ribbed tank : bình có gờ,
sand tank : thùng cát
sediment tank : thùng lắng
self-sealing tank : bình tự hàn kín
separating tank : bình tách, bình lắng
septic tank : hố rác tự hoại; hố phân tự hoại
settling tank : bể lắng
sewage tank : bể lắng nước thải
slime tank : bể lắng mùn khoan;
slurry tank : thùng vữa; thùng nước mùn; bể lắng mùn khoan
storage tank : thùng chứa, thùng bảo quản, thùng trữ, bể trữ
suds tank : bể chứa nước xà phòng
sump tank : bể hứng; hố nước rác, bể phân
supply tank : bể cấp liệu; bể cung cấp
surge tank : buồng điều áp;
tailrace surge tank : buồng điều áp có máng thoát;
tempering tank : bể ram, bể tôi
underground storage tank : bể chứa ngầm (dưới đất)

vacuum tank : bình chân không; thùng chân không
water bearing stratum (aquifer, aquafer) : Tầng chứa nước
water table (ground water level) : Mực nước ngầm
water tank : thùng nước, bể nước, xitéc nước
water-storage tank : bể trữ nước

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Một số thuật ngữ Tiếng Anh dùng trong chuyên ngành cấp thoát nước

Socket : Đầu nối thẳng, măng sông, khâu nối 

Female socket : Đầu nối ren trong,măng sông ren trong

Male socke : Đầu nối ren ngoài,măng sông ren ngoài, khâu nối ren ngoài

Wye : Ba chạc 45 độ, chữ Y, Tê xiên

Tee 90 : Ba chạc 90 độ, Tê đều, Tê vuông

Elbow 90 : Nối góc 90 độ, Cút 90 độ, Cút Vuông, Co 90

Elbow  45  : Nối góc 45 độ, chếch 135 độ, Lơi

Reduced : Đầu nối CB, Côn hạ bậc, Côn thu

Female elbow 90 : Nối góc 90 ren trong, Cút ren trong, Co ren trong

Male elbow 90 : Nối góc 90 ren ngoài, Cút ren ngoài, Co ren ngoài

Reduced tee : Ba chạc 90 CB, Tê thu

Reduced bush : Bạc chuyển bậc, Côn đồng tâm

cleanout : Bịt xả thông tắc, nắp thông hơi

End Cap : Đầu bịt ống, nắp bịt ống

PVC solvent cement : Keo PVC, keo dán ống PVC

Clamp saddled : Đai khởi thuỷ

Flange : Đầu nối bằng bích, mặt bích nhựa

Steel backing ring : Vành bích, mặt bích thép

 Adaptor : zắc co, đầu nối zen

P trap with cleanout plug : Si Phong, Con mèo

Gasket : Zoăng cao su


Các từ khóa thông dụng được dùng trong hệ thống cấp thoát nước


Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Hệ Thống Thoát Nước Tòa Nhà

I. Thuyết minh về hệ thống thoát nước
a. Giới thiệu: 
  • Không giống như hệ thống cấp nước là phải tính toán áp lực nước tại mọi thời điểm, không phải lựa chọn hệ thống bơm nước. 
  • Nước trong hệ thống này rơi tự do, nên chỉ cần đảm bảo đủ kích thước đường ống, để nước thoát đi một cách tốt nhất với chi phí ít nhất. 
  • Cũng như hệ thống thoát nước đơn giản của một ngôi nhà: thì hệ thống thoát nước cũng bao gồm các đường ống như: ống thoát phân, ống thoát nước sinh hoạt, ống thoát nước nhà bếp, ống thoát hơi và ống thoát nước mưa. Các hệ thống đường ống này đi riêng lẻ với nhau và hợp lại với nhau tại một bể tự hoại 3 ngăn của tòa nhà và được xử lý ngăn lọc sơ bộ, sau đó được dẩn về khu vực xử lí trung tâm của khu dân cư.
  • Các tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 4474-1987 – Thoát nước bên trong, TCXDVN 51 -2006 – Thoát nước – mạng lưới bên ngoài và công trình. 
  • Như vậy ta chỉ quan tâm các số liệu sau: Kích thước từng loại đường ống, hệ thống đường ống, vị trí lắp đặt.v.v. 
b. Nguyên tắc bố trí ống thoát nước: 

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Công nghệ MBBR trong xử lý nước thải

Một trong những công nghệ mới về xử lý nước thải đang được nhắc đến rất nhiều hiện nay bởi tính năng hiệu quả xử lý cao, đồng thời tiết kiệm diện tích, đó chính là công nghệ xử lý nước thải MBBR. 
a. Nguyên tắc hoạt động
     MBBR là từ viết tắt của cụm Moving Bed Biofilm Reactor, trong đó sử dụng các giá thể cho vi sinh dính bám để sinh trưởng và phát triển.
    Nhưng vì sao công nghệ MBBR là công nghệ được các chuyên gia đánh giá cao như vậy! Bởi vì vật liệu làm giá thể có tỷ trọng nhẹ hơn nước đảm bảo điều kiện lơ lửng được. Các giá thể này luôn chuyển động không ngừng trong toàn thể tích bể nhờ các thiết bị thổi khí và cánh khuấy qua đó thì mật độ vi sinh ngày càng gia tăng, hiệu quả xử lý ngày càng cao.
     Trong bể hiếu khí dính bám MBBR, hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Đồng thời quá trình cấp khí phải đảm bảo được các vật liệu luôn ở trạng thái lơ lửng và chuyển động xáo trộn liên tục trong suốt quá trình phản ứng. Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải để phát triển thành sinh khối. Quần xả vi sinh sẽ phát triển và dày lên rất nhanh chóng cùng với sự suy giảm các chất hữu cơ trong nước thải. Khi đạt đến một độ dày nhất định, khối lượng vi sinh vật sẽ tăng lên, lớp vi sinh vật phía trong do không tiếp xúc được nguồn thức ăn nên chúng sẽ bị chết, khả năng bám vào vật liệu không còn. Khi chúng không bám được lên bề mặt vật liệu sẽ bị bong ra rơi vào trong nước thải. Một lượng nhỏ vi sinh vật còn bám trên các vật liệu sẽ tiếp tục sử dụng các hợp chất hữu cơ có trong nước thải để hình thành một quần xã sinh vật mới.
    Ngoài nhiệm vụ xử lý các hợp chất hữu cơ trong nước thải, thì trong bể sinh học hiếu khí dính bám lơ lững còn xảy ra quá trình Nitritrat hóa và Denitrate, giúp loại bỏ các hợp chất nito, photpho trong nước thải, do đó không cần sử dụng bể Anoxic. Vi sinh vật bám trên bề mặt vật liệu lọc gồm 3 loại: lớp ngoài cùng là vi sinh vật hiếu khí, tiếp là lớp vi sinh vật thiếu khí, lớp trong cùng là vi sinh vật kị khí. Trong nước thải sinh hoạt, nito chủ yếu tồn tại ở dạng ammoniac, hợp chất nito hữu cơ. Vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa hợp chất nito về dạng nitrite, nitrate. Tiếp tục vi sinh vật thiếu khí và kị khí sẽ sử dụng các hợp chất hữu cơ trong nước thải làm chất oxy hóa để khử nitrate, nitrite về dạng khí N2 bay lên. Mặt khác quá trình nito một phần còn được thực hiện tại bể lắng sinh học. Vì vậy hiệu quả xử lý hợp chất nito, photpho trong nước thải sinh hoạt của công trình này rất tốt.
     Ngoài ra, để tăng cường khả năng xử lý nito của bể sinh học thiếu khí người ta thêm vao bể giá thể MBBR.Thể tích của vật liệu MBBR so với thể tích bể được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, thường là <50% thể tích bể.

Bể sinh học kết hợp giá thể lơ lửng MBBR gồm 2 loại: bể hiếu khí và bể thiếu khí. Trong bể hiếu khí sự chuyển động của các giá thể được tạo thành do sự khuyếch tán của những bọt khí có kích thước trung bình từ máy thổi khí. Trong khi đó ở bể thiếu khí thì quá trình này được tạo ra bởi sự xáo trộn của các giá thể trong bể bằng cánh khuấy.

b. Ưu điểm nổi bật
 • Chịu được tải trọng hữu cơ cao, 2000-10000gBOD/m³ngày, 2000-15000gCOD/m³ngày.
  • Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.
  • Loại bỏ được Nito trong nước thải.
  • Tiết kiệm được diện tích.

 c. Phạm vi áp dụng

   • Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: trường học, khu dân cư, bệnh viện, thủy sản, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống đóng hộp, nước thải công nghiệp, dệt nhuộm …

d. Mô tả hoạt động của giá thể

      Nhân tố quan trọng của quá trình xử lý này là các giá thể động có lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt. Những giá thể này được thiết kế sao cho diện tích bề mặt hiệu dụng lớn để lớp màng biofim dính bám trên bề mặt của giá thể và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động của vi sinh vật khi những giá thể này lơ lững trong nước.
     Tất cả các giá thể có tỷ trọng nhẹ hơn so với tỷ trọng của nước, tuy nhiên mỗi loại giá thể có tỷ trọng khác nhau. Điều kiện quan trọng nhất của quá trình xử lý này là mật độ giá thể trong bể, để giá thể có thể chuyển động lơ lửng ở trong bể thì mật độ giá thể chiếm tứ 25 – 50% thể tích bể và tối đa trong bể MBBR phải nhỏ hơn 67%. Trong mỗi quá trình xử lý bằng màng sinh học thì sự khuyếch tán của chất dinh dưỡng (chất ô nhiễm) ở trong và ngoài lớp màng là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý, vì vậy chiều dày hiệu quả của lớp màng cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.
Ưu điểm của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp MBBR
   + Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao: Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính lơ lửng, vì vậy tải trọng hữu cơ của bể MBBR cao hơn.
   + Chủng loại vi sinh vật xử lý đặc trưng: Lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc vào loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ trong bể xử lý.
   +Hiệu quả xử lý cao.
   +Tiết kiệm diện tích xây dựng: diện tích xây dựng của MBBR nhỏ hơn so với hệ thống xử lý nước thải hiếu khí đối với nước thải đô thị và công nghiệp.
   + Dễ dàng vận hành.
   +Điều kiện tải trọng cao: Mật độ vi sinh vật trong lớp màng biofilm rất cao, do đó tải trọng hữu cơ trong bể MBBR rất cao.
Bảng 1. Các thông số thiết kế đặc trưng bể MBBR
Thông số thiết kếĐơn vịNgưỡng đặc trưng
Thời gian lưu trong bể Anoxich1.0 – 1.2
Thời gian lưu trong bể hiếu khíh3.5 – 4.5
Diện tích bề mặt lớp biofilmm2/m3200 – 250
Tải trọng BODkg/m3.d1.0 – 1.4
(Metcalf & Eddy, 2004)
Giới thiệu các loại giá thể trong bể MBBR
Bảng 2. Thông số các loại giá thể
+        Đặc trưng tính kị nước cao, khả năng bám dính sinh học cao
+        Chất lượng màng sinh học tốt khó rơi ra khỏi vật liêu, độ dày lớp film ngoài 10 -200 m, lớp film trong có độ dày thay đổi theo tải trọng.
+        Ngoài ra còn có enzim sinh học kích hoạt khả năng xử lí của sinh vật trong nước thải.
+        Xử lí N, P trong nước thải.
+        NH3 – N : 98 – 99%, TN : 80- 85%, TP : 70 75%
+        Chiếm khoảng không gian ít.
+        Không bị nghẹt bùn trong khoảng thời gian dài hoạt động.
+        Tạo bùn nặng dễ lắng, tạo ra 40 – 80% bùn ít hơn quá trình bùn hoạt tính.
+        Hiệu quả xử lí 30 – 50% cao hơn quá trình bùn hoạt tính trong khi đó chi phí hoạt động giảm ít nhất 30%.
+        Có thể được thả trực tiếp trong bể hiếu khí, kỵ khí, thiếu khí. Không cần phải thay thế trong vòng 30 năm.
+        Không bị ảnh hưởng bởi hình dạng bể, có thể sử dụng cho tất cả các loại bể.
So sánh hệ thống MBBR và hệ thống bể sinh học hiếu khí
Hệ thốngTải trọng BOD (KgBODm3/ngày)MLSS(mg/L)Diện tích bề mặt (m2/m3)
MBBR108000 – 20000510 – 1200
Bể sinh học hiếu khí1.53000 – 5000
So sánh thông số thiết kế của MBBR với các công nghệ khác
Thông sốThổi khí kéo dàiBùn hoạt tínhSBRMBBR
Tải trọng thể tích (kg/m3.ngày)0.16 – 0.40.31 – 0.640.08 – 0.240.91
Thời gian lưu (giờ)18 – 364 – 88 – 361 – 2
F/M ngày-10.05 – 0.150.2 – 0.50.05 – 0.31.1
Lượng khí cung cấp (m3/kg BOD khử)90 – 12545 – 9045 – 9060

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI NHẤT VỀ MÔI TRƯỜNG -Theo Gree


Kho tài liệu môi trường

1CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI NHẤT VỀ MÔI TRƯỜNG
Luật - Nghị định Chính Phủ
  • 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015 
  • 179/2013/NĐ-CP Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 30/12/2013 (Phần phụ lục)
  • 21/2008/NĐ-CP Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP
  • 80/2006/NĐ-CP Nghị định qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường
 Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
  • 38/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có hiệu lực từ ngày 17/08/2015 
  • 35/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hiệu lực từ ngày 17/08/2015 thay thế thông tư số 08/2009/TT-BTNMT 
  • 27/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số 26/2011/TT-BTNMT 
  • 26/2015/TT-BTNMT Thông tư quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số01/2012/TT-BTNMT 
  • 05/2008/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
  • 12/2006/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn thủ tục, mẫu hồ sơ đăng ký cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại
  • 13/2006/QĐ-BTNMT Quyết định tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược
  • 23/2006/QĐ-BTNMT Quyết định ban hành danh mục chất thải nguy hại
  • 125/2003/TTLT/BTC-BTNMT Thông tư hướng dẫn thủ tục kê khai mức Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
  • 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
2. BỘ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM - TCVN

Bộ tiêu chuẩn Việt Nam QCVN về nước thải
  • QCVN 62-MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi có hiệu lực thi hành từ ngày 15/06/2016 
  • QCVN 11-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản (thay thế QCVN 11:2008/BTNMT từ ngày 31/12/2015) 
  • QCVN 01-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên (thay thế QCVN 01:2008/BTNMT từ ngày 01/06/2015)
  • QCVN 12-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệpgiấy và bột giấy  (thay thế QCVN 12:2008/BTNMT từ ngày 01/06/2015)
  • QCVN 13-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm (thay thế QCVN 13:2008/BTNMT từ ngày 01/06/2015)
  • QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (thay thế TCVN 5945:2005 )
  • QCVN 29:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu
  • QCVN 28:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế
  • QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
  • QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
  • QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ
  • QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản
  • QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
  • QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh
  • QCVN 39:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu
  • TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải
  • TCVN 6772:2000 Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép
  • TCVN 6980:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt
  • TCVN 6981:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
  • TCVN 6982:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước
  • TCVN 6983:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước
  • TCVN 6987:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước
Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN về khí thải & tiếng ồn
  • QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
  • QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (thay thế TCVN 5949:1998)
  • QCVN 02:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế
  • QCVN 05:2009/NTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (thay thế TCVN 5937:2005)
  • QCVN 06:2009/NTNMT Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh (thay thế TCVN 5938:2005)
  • TCVN 5939:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ
  • TCVN 5940:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
  • TCVN 5949:1998 Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép
Bộ quy chuẩn Việt Nam về giới hạn ô nhiễm trong đất & chất thải nguy hại
  • QCVN 30:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp (thay thế QCVN 30:2010)
  • QCVN 02:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế (thay thế QCVN 02:2010)
  • QCVN 41:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng
  • QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất
  • QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất
Tiêu chuẩn Việt Nam về nước cấp sinh hoạt
  • QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở chế biến thực phẩm)
  • QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm)
  • TCVN 5502:2003 Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng
  • 09/2005/QĐ-BYT Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y Tế ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam về nước uống đóng chai
  • QCVN 6-1:2010/BYT Quy chuẩn này của Bộ Y Tế quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai