Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Một số thuật ngữ Tiếng Anh dùng trong chuyên ngành cấp thoát nước

Socket : Đầu nối thẳng, măng sông, khâu nối 

Female socket : Đầu nối ren trong,măng sông ren trong

Male socke : Đầu nối ren ngoài,măng sông ren ngoài, khâu nối ren ngoài

Wye : Ba chạc 45 độ, chữ Y, Tê xiên

Tee 90 : Ba chạc 90 độ, Tê đều, Tê vuông

Elbow 90 : Nối góc 90 độ, Cút 90 độ, Cút Vuông, Co 90

Elbow  45  : Nối góc 45 độ, chếch 135 độ, Lơi

Reduced : Đầu nối CB, Côn hạ bậc, Côn thu

Female elbow 90 : Nối góc 90 ren trong, Cút ren trong, Co ren trong

Male elbow 90 : Nối góc 90 ren ngoài, Cút ren ngoài, Co ren ngoài

Reduced tee : Ba chạc 90 CB, Tê thu

Reduced bush : Bạc chuyển bậc, Côn đồng tâm

cleanout : Bịt xả thông tắc, nắp thông hơi

End Cap : Đầu bịt ống, nắp bịt ống

PVC solvent cement : Keo PVC, keo dán ống PVC

Clamp saddled : Đai khởi thuỷ

Flange : Đầu nối bằng bích, mặt bích nhựa

Steel backing ring : Vành bích, mặt bích thép

 Adaptor : zắc co, đầu nối zen

P trap with cleanout plug : Si Phong, Con mèo

Gasket : Zoăng cao su


Các từ khóa thông dụng được dùng trong hệ thống cấp thoát nước


Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Hệ Thống Thoát Nước Tòa Nhà

I. Thuyết minh về hệ thống thoát nước
a. Giới thiệu: 
  • Không giống như hệ thống cấp nước là phải tính toán áp lực nước tại mọi thời điểm, không phải lựa chọn hệ thống bơm nước. 
  • Nước trong hệ thống này rơi tự do, nên chỉ cần đảm bảo đủ kích thước đường ống, để nước thoát đi một cách tốt nhất với chi phí ít nhất. 
  • Cũng như hệ thống thoát nước đơn giản của một ngôi nhà: thì hệ thống thoát nước cũng bao gồm các đường ống như: ống thoát phân, ống thoát nước sinh hoạt, ống thoát nước nhà bếp, ống thoát hơi và ống thoát nước mưa. Các hệ thống đường ống này đi riêng lẻ với nhau và hợp lại với nhau tại một bể tự hoại 3 ngăn của tòa nhà và được xử lý ngăn lọc sơ bộ, sau đó được dẩn về khu vực xử lí trung tâm của khu dân cư.
  • Các tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 4474-1987 – Thoát nước bên trong, TCXDVN 51 -2006 – Thoát nước – mạng lưới bên ngoài và công trình. 
  • Như vậy ta chỉ quan tâm các số liệu sau: Kích thước từng loại đường ống, hệ thống đường ống, vị trí lắp đặt.v.v. 
b. Nguyên tắc bố trí ống thoát nước: 

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Công nghệ MBBR trong xử lý nước thải

Một trong những công nghệ mới về xử lý nước thải đang được nhắc đến rất nhiều hiện nay bởi tính năng hiệu quả xử lý cao, đồng thời tiết kiệm diện tích, đó chính là công nghệ xử lý nước thải MBBR. 
a. Nguyên tắc hoạt động
     MBBR là từ viết tắt của cụm Moving Bed Biofilm Reactor, trong đó sử dụng các giá thể cho vi sinh dính bám để sinh trưởng và phát triển.
    Nhưng vì sao công nghệ MBBR là công nghệ được các chuyên gia đánh giá cao như vậy! Bởi vì vật liệu làm giá thể có tỷ trọng nhẹ hơn nước đảm bảo điều kiện lơ lửng được. Các giá thể này luôn chuyển động không ngừng trong toàn thể tích bể nhờ các thiết bị thổi khí và cánh khuấy qua đó thì mật độ vi sinh ngày càng gia tăng, hiệu quả xử lý ngày càng cao.
     Trong bể hiếu khí dính bám MBBR, hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Đồng thời quá trình cấp khí phải đảm bảo được các vật liệu luôn ở trạng thái lơ lửng và chuyển động xáo trộn liên tục trong suốt quá trình phản ứng. Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải để phát triển thành sinh khối. Quần xả vi sinh sẽ phát triển và dày lên rất nhanh chóng cùng với sự suy giảm các chất hữu cơ trong nước thải. Khi đạt đến một độ dày nhất định, khối lượng vi sinh vật sẽ tăng lên, lớp vi sinh vật phía trong do không tiếp xúc được nguồn thức ăn nên chúng sẽ bị chết, khả năng bám vào vật liệu không còn. Khi chúng không bám được lên bề mặt vật liệu sẽ bị bong ra rơi vào trong nước thải. Một lượng nhỏ vi sinh vật còn bám trên các vật liệu sẽ tiếp tục sử dụng các hợp chất hữu cơ có trong nước thải để hình thành một quần xã sinh vật mới.
    Ngoài nhiệm vụ xử lý các hợp chất hữu cơ trong nước thải, thì trong bể sinh học hiếu khí dính bám lơ lững còn xảy ra quá trình Nitritrat hóa và Denitrate, giúp loại bỏ các hợp chất nito, photpho trong nước thải, do đó không cần sử dụng bể Anoxic. Vi sinh vật bám trên bề mặt vật liệu lọc gồm 3 loại: lớp ngoài cùng là vi sinh vật hiếu khí, tiếp là lớp vi sinh vật thiếu khí, lớp trong cùng là vi sinh vật kị khí. Trong nước thải sinh hoạt, nito chủ yếu tồn tại ở dạng ammoniac, hợp chất nito hữu cơ. Vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa hợp chất nito về dạng nitrite, nitrate. Tiếp tục vi sinh vật thiếu khí và kị khí sẽ sử dụng các hợp chất hữu cơ trong nước thải làm chất oxy hóa để khử nitrate, nitrite về dạng khí N2 bay lên. Mặt khác quá trình nito một phần còn được thực hiện tại bể lắng sinh học. Vì vậy hiệu quả xử lý hợp chất nito, photpho trong nước thải sinh hoạt của công trình này rất tốt.
     Ngoài ra, để tăng cường khả năng xử lý nito của bể sinh học thiếu khí người ta thêm vao bể giá thể MBBR.Thể tích của vật liệu MBBR so với thể tích bể được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, thường là <50% thể tích bể.

Bể sinh học kết hợp giá thể lơ lửng MBBR gồm 2 loại: bể hiếu khí và bể thiếu khí. Trong bể hiếu khí sự chuyển động của các giá thể được tạo thành do sự khuyếch tán của những bọt khí có kích thước trung bình từ máy thổi khí. Trong khi đó ở bể thiếu khí thì quá trình này được tạo ra bởi sự xáo trộn của các giá thể trong bể bằng cánh khuấy.

b. Ưu điểm nổi bật
 • Chịu được tải trọng hữu cơ cao, 2000-10000gBOD/m³ngày, 2000-15000gCOD/m³ngày.
  • Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.
  • Loại bỏ được Nito trong nước thải.
  • Tiết kiệm được diện tích.

 c. Phạm vi áp dụng

   • Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: trường học, khu dân cư, bệnh viện, thủy sản, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống đóng hộp, nước thải công nghiệp, dệt nhuộm …

d. Mô tả hoạt động của giá thể

      Nhân tố quan trọng của quá trình xử lý này là các giá thể động có lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt. Những giá thể này được thiết kế sao cho diện tích bề mặt hiệu dụng lớn để lớp màng biofim dính bám trên bề mặt của giá thể và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động của vi sinh vật khi những giá thể này lơ lững trong nước.
     Tất cả các giá thể có tỷ trọng nhẹ hơn so với tỷ trọng của nước, tuy nhiên mỗi loại giá thể có tỷ trọng khác nhau. Điều kiện quan trọng nhất của quá trình xử lý này là mật độ giá thể trong bể, để giá thể có thể chuyển động lơ lửng ở trong bể thì mật độ giá thể chiếm tứ 25 – 50% thể tích bể và tối đa trong bể MBBR phải nhỏ hơn 67%. Trong mỗi quá trình xử lý bằng màng sinh học thì sự khuyếch tán của chất dinh dưỡng (chất ô nhiễm) ở trong và ngoài lớp màng là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý, vì vậy chiều dày hiệu quả của lớp màng cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.
Ưu điểm của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp MBBR
   + Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao: Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính lơ lửng, vì vậy tải trọng hữu cơ của bể MBBR cao hơn.
   + Chủng loại vi sinh vật xử lý đặc trưng: Lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc vào loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ trong bể xử lý.
   +Hiệu quả xử lý cao.
   +Tiết kiệm diện tích xây dựng: diện tích xây dựng của MBBR nhỏ hơn so với hệ thống xử lý nước thải hiếu khí đối với nước thải đô thị và công nghiệp.
   + Dễ dàng vận hành.
   +Điều kiện tải trọng cao: Mật độ vi sinh vật trong lớp màng biofilm rất cao, do đó tải trọng hữu cơ trong bể MBBR rất cao.
Bảng 1. Các thông số thiết kế đặc trưng bể MBBR
Thông số thiết kếĐơn vịNgưỡng đặc trưng
Thời gian lưu trong bể Anoxich1.0 – 1.2
Thời gian lưu trong bể hiếu khíh3.5 – 4.5
Diện tích bề mặt lớp biofilmm2/m3200 – 250
Tải trọng BODkg/m3.d1.0 – 1.4
(Metcalf & Eddy, 2004)
Giới thiệu các loại giá thể trong bể MBBR
Bảng 2. Thông số các loại giá thể
+        Đặc trưng tính kị nước cao, khả năng bám dính sinh học cao
+        Chất lượng màng sinh học tốt khó rơi ra khỏi vật liêu, độ dày lớp film ngoài 10 -200 m, lớp film trong có độ dày thay đổi theo tải trọng.
+        Ngoài ra còn có enzim sinh học kích hoạt khả năng xử lí của sinh vật trong nước thải.
+        Xử lí N, P trong nước thải.
+        NH3 – N : 98 – 99%, TN : 80- 85%, TP : 70 75%
+        Chiếm khoảng không gian ít.
+        Không bị nghẹt bùn trong khoảng thời gian dài hoạt động.
+        Tạo bùn nặng dễ lắng, tạo ra 40 – 80% bùn ít hơn quá trình bùn hoạt tính.
+        Hiệu quả xử lí 30 – 50% cao hơn quá trình bùn hoạt tính trong khi đó chi phí hoạt động giảm ít nhất 30%.
+        Có thể được thả trực tiếp trong bể hiếu khí, kỵ khí, thiếu khí. Không cần phải thay thế trong vòng 30 năm.
+        Không bị ảnh hưởng bởi hình dạng bể, có thể sử dụng cho tất cả các loại bể.
So sánh hệ thống MBBR và hệ thống bể sinh học hiếu khí
Hệ thốngTải trọng BOD (KgBODm3/ngày)MLSS(mg/L)Diện tích bề mặt (m2/m3)
MBBR108000 – 20000510 – 1200
Bể sinh học hiếu khí1.53000 – 5000
So sánh thông số thiết kế của MBBR với các công nghệ khác
Thông sốThổi khí kéo dàiBùn hoạt tínhSBRMBBR
Tải trọng thể tích (kg/m3.ngày)0.16 – 0.40.31 – 0.640.08 – 0.240.91
Thời gian lưu (giờ)18 – 364 – 88 – 361 – 2
F/M ngày-10.05 – 0.150.2 – 0.50.05 – 0.31.1
Lượng khí cung cấp (m3/kg BOD khử)90 – 12545 – 9045 – 9060

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI NHẤT VỀ MÔI TRƯỜNG -Theo Gree


Kho tài liệu môi trường

1CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI NHẤT VỀ MÔI TRƯỜNG
Luật - Nghị định Chính Phủ
  • 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015 
  • 179/2013/NĐ-CP Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 30/12/2013 (Phần phụ lục)
  • 21/2008/NĐ-CP Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP
  • 80/2006/NĐ-CP Nghị định qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường
 Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
  • 38/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có hiệu lực từ ngày 17/08/2015 
  • 35/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hiệu lực từ ngày 17/08/2015 thay thế thông tư số 08/2009/TT-BTNMT 
  • 27/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số 26/2011/TT-BTNMT 
  • 26/2015/TT-BTNMT Thông tư quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số01/2012/TT-BTNMT 
  • 05/2008/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
  • 12/2006/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn thủ tục, mẫu hồ sơ đăng ký cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại
  • 13/2006/QĐ-BTNMT Quyết định tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược
  • 23/2006/QĐ-BTNMT Quyết định ban hành danh mục chất thải nguy hại
  • 125/2003/TTLT/BTC-BTNMT Thông tư hướng dẫn thủ tục kê khai mức Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
  • 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
2. BỘ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM - TCVN

Bộ tiêu chuẩn Việt Nam QCVN về nước thải
  • QCVN 62-MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi có hiệu lực thi hành từ ngày 15/06/2016 
  • QCVN 11-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản (thay thế QCVN 11:2008/BTNMT từ ngày 31/12/2015) 
  • QCVN 01-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên (thay thế QCVN 01:2008/BTNMT từ ngày 01/06/2015)
  • QCVN 12-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệpgiấy và bột giấy  (thay thế QCVN 12:2008/BTNMT từ ngày 01/06/2015)
  • QCVN 13-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm (thay thế QCVN 13:2008/BTNMT từ ngày 01/06/2015)
  • QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (thay thế TCVN 5945:2005 )
  • QCVN 29:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu
  • QCVN 28:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế
  • QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
  • QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
  • QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ
  • QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản
  • QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
  • QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh
  • QCVN 39:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu
  • TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải
  • TCVN 6772:2000 Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép
  • TCVN 6980:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt
  • TCVN 6981:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
  • TCVN 6982:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước
  • TCVN 6983:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước
  • TCVN 6987:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước
Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN về khí thải & tiếng ồn
  • QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
  • QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (thay thế TCVN 5949:1998)
  • QCVN 02:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế
  • QCVN 05:2009/NTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (thay thế TCVN 5937:2005)
  • QCVN 06:2009/NTNMT Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh (thay thế TCVN 5938:2005)
  • TCVN 5939:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ
  • TCVN 5940:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
  • TCVN 5949:1998 Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép
Bộ quy chuẩn Việt Nam về giới hạn ô nhiễm trong đất & chất thải nguy hại
  • QCVN 30:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp (thay thế QCVN 30:2010)
  • QCVN 02:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế (thay thế QCVN 02:2010)
  • QCVN 41:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng
  • QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất
  • QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất
Tiêu chuẩn Việt Nam về nước cấp sinh hoạt
  • QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở chế biến thực phẩm)
  • QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm)
  • TCVN 5502:2003 Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng
  • 09/2005/QĐ-BYT Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y Tế ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam về nước uống đóng chai
  • QCVN 6-1:2010/BYT Quy chuẩn này của Bộ Y Tế quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai 

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Các Hướng dẫn ĐTM và CKBVMT

Hướng dẫn thiết lập ĐTM, CKBVMT (Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường)

Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM


Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM


Trong những năm qua, cùng với sự phát triển, tăng trưởng cao về kinh tế – xã hội thì thực trạng môi trường nước ta hiện đang nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp, trong đó, vấn đề ô nhiễm môi trường đang có xu hướng gia tăng. Chính vì thế, nhà nước ta đã ban hành nhiều biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tác hại do các nguồn ô nhiễm gây ra.
Doanh nghiệp cần phải ý thức hơn nữa trong việc lập các hồ sơ môi trường cần thiết như báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường. Ở bài ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý doanh nghiệp bài viết hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cùng tìm hiểu hồ sơ này được lập như thế nào nhé.

1. Các khái niệm về báo cáo đánh giá tác động môi trường.

– Báo cáo Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là báo cáo ĐTM ( tiếng Anh là EIA) là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó ( Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13).
– Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ sở để Công ty biết rõ về hiện trạng chất lượng môi trường của mình từ đó có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của Công ty.

2. Vì sao phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

– Mục đích của việc lập đánh giá tác động môi trường để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không
– Ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi hoạt động của dự án.
– Hợp thức hóa quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển KT-XH đi đôi với bảo vệ môi trường.

3. Vai trò và ý nghĩa trong việc lập báo cáo đtm

– Vai trò lập báo cáo ĐTM:
+ Là công cụ quản lý MT có tính chất phòng ngừa.
+ Giúp chọn phương án tốt để khi thực hiện dự án phát triển ít gây tác động tiêu cực đến MT.
+ Giúp nhà quản lý nâng cao chất lượng của việc đưa ra quyết định.
+ Là cơ sở để đối chiếu khi có thanh tra MT.
+ Góp phần cho phát triển bền vững.
– Ý nghĩa khi lập báo cáo ĐTM:
+ Khuyến khích quy hoạch tốt hơn.
+ Tiết kiệm thời gian và tiền trong phát triển lâu dài.
+ Giúp nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn.

4. Cơ sở pháp lý áp dụng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

– Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực ngày 23/06/2014.
– Nghị định 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
– Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

5. Đối tượng phải lập báo cáo đtm

Đối tượng phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại phụ lục II nghị đinh số 18/2015/NĐ-CP ( quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường).
Tại phụ lục II này bao gồm nhóm các dự án về xây dựng, nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, dự án về giao thông, dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ, dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dự án về dầu khí, dự án về xử lý, tái chế chất thải, dự án về cơ khí, luyện kim, dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, … và các dự án khác.
Trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án;
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đtm hãy tiến hành lập bổ sung ngay đề án bảo vệ môi trường chi tiết để tránh vi phạm pháp luật.

6. Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cần phải thực hiện những công việc như sau:
– Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn;
– Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH;
– Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án;
– Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;
– Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;
– Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;
– Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;
– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án;
– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;
– Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
-Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án;
-Xây dựng chương trình giám sát môi trường;
– Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đtm.

7. Thời gian thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

– Báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là sáu mươi (60) ngày làm việc.
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc.
– Thời hạn phê duyệt ĐTM tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Theo HSMT